Quý khách vui lòng chọn gói dịch vụ muốn hủy:
Google mời dùng thử chatbot Bard - "đối thủ" của ChatGPT
Theo The Guardian, đây được coi là thời điểm quyết định đối với Google trong bối cảnh ứng dụng tìm kiếm hàng đầu của họ có nguy cơ bị các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) của đối thủ vượt mặt, ngay cả khi các chatbot đó chưa hoàn thiện trong việc trả kết quả chính xác và hữu ích.
Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết thử nghiệm dành cho công chúng này được đưa ra sau thử nghiệm chatbot Bard với 80.000 nhân viên của Google, là bước đầu tiên trước khi chatbot này ra mắt nhiều quốc gia hơn với nhiều ngôn ngữ hơn.
Theo ông Pichai, phản hồi của người dùng là rất quan trọng để cải thiện sản phẩm và công nghệ cơ bản. Hiện chatbot Bard có thể nhận câu hỏi, yêu cầu và trả lời bằng tiếng Anh bình thường, có khả năng đưa ra các câu trả lời sáng tạo cho các câu hỏi khó. Từ ngày 21-3, người dùng có thể đăng ký quyền truy cập thông qua danh sách chờ trên trang web của công ty.
Google chỉ công bố về chatbot Bard vào tháng 2 như động thái đáp lại sự thành công vượt bậc của ChatGPT dù đã chuẩn bị cho công nghệ này từ lâu. Vài ngày sau thông báo của Google, Microsoft đã tiến xa hơn, tiết lộ và ra mắt Bing Chat, được cung cấp bởi mô hình ngôn ngữ GPT-4 của OpenAI.
Không giống như hai hệ thống đó, Bard dựa trên mô hình ngôn ngữ riêng của Google, được gọi là LaMDA, đã gây chú ý vào tháng 6-2022 sau khi một kỹ sư tên Blake Lemoine, bị cho tạm nghĩ việc khi ông nói chatbot mà mình đang tham gia phát triển và trở nên "có tri giác", bắt đầu suy nghĩ và lập luận như một đứa trẻ thực sự.
Nvidia tinh chỉnh chip AI để bán cho Trung Quốc
Theo phát ngôn viên của Nvidia ngày 21/3, H800 sẽ được cung cấp cho bộ phận điện toán đám mây của hàng loạt công ty tại Trung Quốc như Alibaba, Baidu, Tencent. Thông tin này từng được Reuters đề cập vào tháng 11/2022, hai tháng sau khi Mỹ đưa ra các giới hạn cho Nvidia trong việc xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc.
Lệnh cấm của Mỹ yêu cầu các công ty nước này không được bán những mẫu chip có khả năng tính toán mạnh mẽ và tốc độ truyền dữ liệu song song chip-to-chip cao sang Trung Quốc. Đây đều là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo mô hình AI - vốn cần xử lý lượng dữ liệu cực kỳ lớn cùng khả năng tiến hành đồng thời hàng loạt tính toán. Việc giảm xung nhịp xử lý của GPU khiến các cỗ máy hoạt động chậm hơn, từ đó thời gian đào tạo lâu hơn.
Nvidia không công bố thông số cụ thể của H800. Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, chip bị hạ tốc độ truyền dữ liệu chip-to-chip xuống còn khoảng một nửa so với H100, đủ để Nvidia được phép đưa chip sang Trung Quốc.
Amazon đóng cửa website nhiếp ảnh huyền thoại DPReview
DPReview ra đời vào năm 1998, là website tin cậy chuyên về máy ảnh, nhiếp ảnh với các bài đánh giá toàn diện và kỹ lưỡng. Nếu từng tìm hiểu về máy ảnh DSLR, máy ảnh không gương lật (mirrorless) hay các ống kính thì chắc chắn bạn đã bắt gặp nội dung của trang web này.
Thông báo của Amazon cho biết, sau thời hạn cuối ở trên, website “vẫn có sẵn ở chế độ đọc (read-only) trong một khoảng thời gian sau đó” - tuyên bố làm dấy lên nghi ngờ về việc nội dung trong 25 năm ra đời và phát triển của DPReview, một phần quan trọng của lịch sử máy ảnh hiện đại, có thể bị xoá hoàn toàn khỏi Internet.
Kênh YouTube DPReview, một huyền thoại khác, cũng đi đến hồi kết. Jordan Drake, người dẫn chương trình của DPReviewTV thông tin, sẽ tiếp tục làm video YouTube nhưng gần như chắc chắn là trên một kênh mới.
Amazon mua lại DPReview gồm cả các ấn phẩm và diễn đàn của website này vào năm 2007. Đến nay vẫn chưa có lý giải phù hợp tại sao họ lại muốn sở hữu một trang web đánh giá nhiếp ảnh.
Đối với các nội dung trên diễn đàn, gã khổng lồ bán hàng trực tuyến cho biết, người dùng có thời hạn đến ngày 6/4 để đưa ra “yêu cầu tải xuống toàn bộ hình ảnh và văn bản đã từng đăng tải lên trang web”.